Tự hào VNCC
VNCC-
Cái nôi đào tạo và trưởng thành của nhiều chuyên gia và nhà quản lý ngành
Cán bộ chuyên môn qua
môi trường công tác hành nghề tại VNCC đều trưởng thành nhanh chóng. Các cán bộ
công tác tại VNCC luôn được làm việc trong một môi trường công việc đa dạng,
được thử thách thực tế với những công trình, dự án quy mô lớn, ứng dụng những
công nghệ mới, được tổ chức bài bản, hệ thống từ đó đã tạo nên những lớp kiến
trúc sư, kỹ sư có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm phong phú ở nhiều lĩnh vực. Đó
chính là nguồn nhân lực quý báu cho phát triển tự thân của Viện, đồng thời cũng
là nguồn cung cấp bổ sung cho các nơi khác.
Những năm sau ngày thống
nhất đất nước (1975 - 1978), theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước và Bộ Xây dựng,
VNCC đã cử gần 1/3 lực lượng cán bộ nòng cốt của đại bộ phận cán bộ nòng cốt
của mình khi đó vào tham gia tiếp quản miền Nam. Với trình độ chuyên môn giỏi
và bản lĩnh chính trị vững vàng được rèn luyện từ VNCC, họ đã trở thành lực
lượng nòng cốt của các Sở, Ty, Đơn vị Thiết kế của các địa phương như: chủ trì,
chủ nhiệm, lãnh đạo các sở Ty Kiến trúc - Xây dựng, Ủy Ban Xây dựng cơ bản Tỉnh
- Thành phố, lãnh đạo các Viện, phòng Thiết kế, và được tín nhiệm vào vị trí
Phó chủ tịch Tỉnh, lãnh đạo Thành phố trực thuộc Tỉnh.
Lực lượng cán bộ của
VNCC còn bổ sung cho các cơ sở đào tạo Kiến trúc - Xây dựng của Ngành (như các
Trường Trung cấp, Đại học Kiến trúc Hà Nội, TP.HCM) trở thành các giáo viên có
tài có đức, các lãnh đạo bộ môn, khoa, và hiệu trưởng hiệu phó nhà trường.
Ngoài ra nhiều cán bộ của VNCC còn tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập và làm
đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư, hướng dẫn đào tạo sau đại học.
Nhiều cán bộ từ VNCC đã
phát triển sự nghiệp, thành những nhà lãnh đạo của các các Cục, Vụ, Viện, các
Tổng công ty, Ban Quản lý… hay Thứ trưởng lãnh đạo Bộ.
Một số cơ quan Bộ nghành
trung ương cần cán bộ thuộc lĩnh vực kiến trúc - xây dựng cũng đề nghị Bộ -
Viện cung cấp như: Văn phòng Chính phủ, Ban tài chính quản trị trung ương, Viện
quản lý kinh tế trung ương, Bộ Văn Hóa, Tổng cục du lịch, Bộ quốc phòng, Bộ
Công an, Bộ Giáo dục Đào tạo, Viện Bà mẹ - trẻ em…
Không ít kiến trúc sư,
kỹ sư đã từng công tác và trưởng thành từ VNCC đã hành nghề tự tin và thành
công ở các cơ quan, doanh nghiệp khác.
Trong hoạt động các hội
nghề nghiệp, cán bộ của VNCC tham gia không chỉ số đông, mà họ còn là hạt nhân
nòng cốt. Nhiều người đảm trách các vị trí quan trọng như chủ tịch, phó chủ
tịch, ban thường vụ, ban chấp hành… của Tổng hội xây dựng Việt Nam, Hội Kiến
trúc sư Việt nam, Hiệp hội tư vấn, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam…
Trải qua nhiều lớp cán
bộ, qua những thế hệ kiến trúc sư, kỹ sư đã trưởng thành, VNCC vẫn luôn được ví
như là “cái nôi” đào tạo và trưởng thành của nhiều chuyên gia, nhà quản lý
ngành. Và thực sự đúng như vậy,
VNCC
– Là tổ chức thiết kế tin cậy của Đảng, Nhà nước và Bộ Xây dựng
VNCC khi đó là Nha Kiến
trúc, rồi Cục Thiết kế Dân dụng đã được giao những công trình có ý nghĩa lịch
sử, chính trị có những ảnh hưởng lớn đối với đất nước. Nếu như Lễ đài Ba Đình,
Nhà sàn Bác Hồ có thể nói là những công trình của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì hình ảnh Cột cờ Hiền Lương như một biểu
tượng của tinh thần tự tôn dân tộc.
Trong những năm chống Mỹ
cứu nước, Tổng Công ty khi đó là Viện Thiết kế Kiến trúc lại được Đảng và Nhà
nước giao nhiệm vụ bí mật nghiên cứu, thiết kế các công trình quốc phòng, các
hầm trú ẩn bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là sự tin tưởng tuyệt
đối mà Đảng và Nhà nước dành cho VNCC, đó là niềm vinh dự của các thế hệ cán bộ
nhân viên Tổng Công ty.
Khi hòa bình lập lại,
VNCC lại được giao nhiệm vụ cung cấp nguồn cán bộ chuyên môn vào tiếp quản miền
Nam. Hơn một phần ba lực lượng cán bộ nòng cốt của VNCC được điều động lên được
thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Bộ Xây dựng giao phó. Sau
này, nhiều cán bộ trong số ấy đã trở thành những nhà lãnh đạo của các sở ban
ngành và một số lãnh đạo tỉnh ở miền Nam. Tiếp đến là những công trình gắn kết
tình hữu nghĩ trên đất bạn Lào, Campuchia như Khu Trung ương Chính phủ Pathet
Lào, Viện Xã hội học Campuchia…
Bước vào thời kỳ đổi
mới, VNCC tiếp tục là đơn vị đầu ngành và được giao thực hiện những công trình
trọng điểm quốc gia như: Trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Chính phủ, Nhà Quốc
hội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Công an, Bảo tàng Hà Nội, Đại học Quốc
gia…
Nhiều kiến trúc sư, kỹ
sư của VNCC được tín nhiệm bầu vào ban lãnh đạo các tổ chức Hội, Hiệp hội nghề
nghiệp. Nhiều nhà chuyên môn của VNCC còn tham gia vào Hội đồng phản biện,
tuyển chọn các cuộc thi chuyên ngành quy mô quốc gia…
Sự tin cậy không chỉ ở
trung ương mà các địa phương, các bộ ngành khác có những vấn đề thuộc lĩnh vực
kiến trúc cần tư vấn, Viện hoặc chuyên gia của Viện cũng được mời tham gia đóng
góp, từ các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật đến các tiêu chuẩn quy phạm, văn bản
pháp lý liên quan…
Dù ở thời điểm nào, bất
cứ nhiệm vụ nào mà Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó, VNCC luôn nỗ lực hoàn
thành xuất sắc, giữ vững niềm tin của Đảng, Nhà nước và Bộ Xây dựng.
VNCC
– Là tổ chức Thiết kế Kiến trúc Xây dựng đầu tiên của ngành Xây dựng Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám
thành công, Bộ Giao thông công chính được thành lập nhưng ngay sau đó nước ta
bước vào những năm kháng chiến chống Pháp, hoạt động kiến trúc xây dựng cũng
lại phải phân tán về chiến khu. Tại đây, năm 1948, Chính phủ đã chỉ thị tổ chức
Hội nghị tập hợp kiến trúc sư đầu tiên ở Liễn Sơn – Lập Thạch – Vĩnh Yên thành
lập đoàn Kiến trúc sư Việt Nam(tiền thân Hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện nay)
gồm 8 kiến trúc sư: KTS Hoàng Như Tiếp, KTS Trần Hữu Tiềm, KTS Nguyễn Ngọc Chân,
KTS Đoàn Văn Minh, KTS Nguyễn Cao Luyện, KTS Võ Đức Diên, KTS Tạ Mỹ Duật, KTS
Phạm Quang Bình… trong số ấy có 4 KTS là những KTS thuộc thế hệ đầu tiên của
VNCC.
Tháng 5/1954, cuộc kháng
chiến trường kỳ chống Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình
được lập lại. Đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền Nam – Bắc. Kế hoạch tái
thiết được Đảng và Nhà nước đặt ra khá cấp bách, miền Bắc nhanh chóng tiến hành
phục hồi kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của Chủ nghĩa xã hội.
Trước nhu cầu bức thiết
đó, ngày 06 tháng 04 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã ra Quyết định số 506/ TTg, thành lập Nha Kiến trúc, trong đó phòng Thiết
kế trực thuộc Nha Kiến trúc được ghi nhận là tiền thân của Tổng Công ty Tư vấn
Xây dựng Việt Nam (tên gọi tắt là VNCC) ngày nay. Đây cũng là cơ quan Thiết kế
Kiến trúc đầu tiên của Nhà nước và là tiền thân của lĩnh vực Thiết kế Kiến trúc
Xây dựng Việt Nam.
Kể từ đó, trải qua một
chặng đường xây dựng, phát triển song hành cùng lịch sử ngành Kiến trúc Việt
Nam, hôm nay với tên gọi Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam, chúng ta đầy tự
hào với lịch sử truyền thống 60 năm của VNCC, tự hào là nơi khơi nguồn của lĩnh
vực thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam.
Trong cuốn Lịch sử ngành
Xây dựng Việt Nam – Nhà Xuất bản Xây dựng 2008 có viết:
“Viện Thiết kế Kiến trúc
(tên gọi của VNCC giai đoạn 1961 - 1969) có nguồn gốc lịch sử lâu đời nhất của
Bộ, được thành lập trên cơ sở phát triển của Cục Thiết kế, mà tiền thân trước
nữa là Vụ Kiến trúc thuộc Bộ Giao thông Công chính trong thời kháng chiến chống
Pháp (trước năm 1954). Cán bộ nòng cốt của Viện là số các kiến trúc sư thuộc
thế hệ thứ nhất tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương. Các kiến trúc sư này
đã là người đặt cơ sở cho nền kiến trúc của nước nhà từ khi có chế độ mới. Một
số kỹ sư, công chức, viên chức của Nha Công chính Bắc Việt trong chính quyền cũ
cũng được hội tụ về Viện, làm việc theo chế độ lưu dung”
Nhãn: Video-Hinh anh
<< Trang chủ